Chương 8: Thắng- Phiêu bạt

Đã hai tháng kể từ ngày anh đặt chân lên đất Sài Gòn để kiếm cơ hội đổi đời. Nhưng cơ hội thì chẳng thấy đâu chỉ có sự cực khổ, vật vã mưu sinh trong biển người đói khát. Tầng lớp giàu có thì vẫn nhàn nhã ăn chơi, còn những người nghèo mạt như Thắng phải nhoi nhóc làm những công việc tận đáy xã hội để kiếm nhặt từng bữa cơm qua ngày.

Hôm nay, anh đi làm cu-li bốc vác ngoài bến tàu, mãi muộn mới về tới cái chòi để nghỉ, cả người nhức mỏi đến ê ẩm, bụng cũng dán vào lưng vì chưa có gì bỏ mồm. Nơi anh ở chỉ là một khu nghèo, tập trung dân tứ xứ. Phòng ốc thì được dựng tạm bằng những tấm bờ rô xi măng gọi là có cái để che mưa chắn nắng.

Tiếng sỉ vả quát tháo của mấy tên đàn ông say xỉn cũng những tiếng mắng chửi chua ngoa của đám phụ nữ giang hồ trong xóm xô vào vách tường làm cho mấy tấm lợp trên mái rung lắc, bụi bẩn bay tứ tung. Những người ở đây đều vì cái nghèo mà sống không ra hình người, đâm mướn, chém thuê, làm gái, ăn xin,… dạng nào cũng có miễn sao không chết mục xác là được.

Thắng đang nằm vật ra mấy tấm bạt nhựa trải tạm trên đất để hít không khí cho đỡ đói thì mấy thằng ranh con ngu người đến phá rối, đòi phí bảo kê. Đám người ở đây nhìn quen cảnh này rồi, ai biết phận người đấy lơ đi coi như không thấy.

Đúng là mẹ nó! Chó cắn áo rách!

Tiền ăn còn đéo có. Phí bảo kê cái l.. gì.

Đang lúc nóng máu, anh phang cho mỗi thằng một trận, khiến chúng nó vãi đái gọi đại ca. Hoạt động chân tay một tí mà tỉnh cả người, Thắng thấy mình nên kiếm gì đấy ăn tạm trước khi toi ở cái xó này.

Trên áo may ô, dưới quần đùi cộc thêm đôi tông lào bới được ở thùng rác gần cảng, thế là Thắng tự tin ngông nghênh ra xe bánh mì góc phố mua vài ổ bánh về nhai không.

Miếng bánh mì cứng ngắc, khô khốc không biết đã để mấy ngày, anh vừa ăn vừa tu nước ừng ực. Nếu cứ thế này thì anh chết rách ở cái xóm nghèo này mất thôi.

Nhớ ngày ra đi, cầm vé tàu trên tay, Thắng biết, dù đây là vé ghế cứng, toa cuối cùng nhưng cũng là tiền tích lũy mấy tháng trời của Tuấn. Nếu không tìm cách trở mình, phất lên thì hai đứa sẽ mãi là những con người lầm lũi, không được ánh sáng của cuộc sống này chiếu tới.

Ẩn quảng cáo


Miếng bánh mì không như than tổ ong làm Thắng phải đua người ra, dùng sức mới nuốt xuống được. Vậy mà amh vẫn cảm nhận được đôi ba ánh mắt bỏng rát đang dính chặt vào tay mình. Nhìn ra ngoài cái chòi thì thấy hai đứa nhóc còi cọc, chân tay gầy rũ, chỉ có cái bụng là trương phình lên, ánh mắt sáng rực nhìn cái bánh mì nửa sống nửa chín trong tay anh.

Anh trợn mắt nhìn lại thì hai đứa nhóc đứng rụt lại sau tấm bạt nhựa nhưng ánh mắt vẫn bám chặt như muốn nhào đến liếm cái bánh mấy phát. Lấy nốt cái bánh còn lại vốn định để làm bữa sáng mai phất tay đưa cho hai đứa nhóc. Thằng nhóc khỏe mạnh hơn, mắt phát xanh như thấy được vàng, miệng hàm hồ cám ơn Thắng một câu rồi phi lên giật cái bánh mì, kéo đồng bọn chạy biến vào không gian nhập nhoàng tối.

Cảnh này anh nhìn quen rồi mà vẫn chạnh lòng. Ông trời hay nói ở hiền gặp lành. Anh cả trước nay sống ngay thẳng không lầm lỗi chẳng nhẽ vẫn chưa được tính là ở hiền hay sao?

Thắng vốn khôn ranh, dù bốc vác ở bến tàu mấy tháng nhưng tối nào anh cũng ra khu ăn chơi để nhìn. Anh ít học nhưng anh biết được, mình muốn giàu thì bản thân phải học được quy tắc của cái thế giới đó trước đã.

Ngồi như thằng ngu ở góc phố hai tháng cũng khiến anh khôn ra. Anh quyết định vét hết đống tiền của mình, liều một vố lớn. Giờ không liều thì chết còn liều thì may ra còn cơ hội phất lên. Không có gì phải sợ.

Sau khi rỗng túi, anh cũng tút tát lại được bản thân cho ra hồn người. Sau đó dùng bảy tấc lưỡi của mình mà anh xin vào làm chân chạy cho một nhà hàng Tây có tiếng ở Sài Thành.

Sự thèm khát vươn mình làm anh như một con ma điên cuồng với công việc, luồn lách đủ kiểu để thoát khỏi cái cảnh nghèo đói. Trong những ngày tháng cố gắng không mệt mỏi như thế, anh học được cách luồn cúi, học được cách đắp lên mình những tấm mặt nạ da người để sống với đời.

Anh được tận mắt nhìn thấy những lợi ích đầy cám dỗ. Anh phải tự mình đưa ra quyết định khi đứng trước ngã tư của luân thường đạo lý cùng sự cám dỗ của đồng tiền vật chất. Thậm chí, anh cũng có lúc phải dằn vặt đấu tranh giữa phần con và phần người.

Những lúc như thế, đôi mắt trong veo chẳng có tí tạp chất nào của Tuấn nhìn anh trong những ngày vất vả lầm lũi trên đất Hà Nội giúp anh kìm chân trước vực thẳm. Để đến giờ, đã gần 10 năm bon chen, anh vẫn còn hình hài một con người chứ không phải một con quỷ.

Trong những năm ấy, anh biết được cảm giác lên voi xuống chó, hiểu được tình người ấm lạnh. Thắng ngâm mình trong những mối quan hệ phức tạp chồng chéo lợi ích, luôn phải căng não với những lần đối đầu kịch liệt trên thương trường.

Ẩn quảng cáo


Dù rằng, giờ đây uy vọng đủ cao, chân đã đủ vững thì anh vẫn sống trong căn nhà rỗng tếch, không tình thương, không hơi ấm vì sự cẳng thẳng, không dám đặt được lòng tin của mình vào bất cứ ai nơi đất khách quê người này.

Chính sách của chính phủ vừa ra, tầng lớp tư sản bắt đầu rục rịch, phát điên cắn nuốt thị trường như sói đói. Trong cuộc cắn xé điên cuồng của lũ người khát tiền ấy, Thắng không chỉ phải cố gắng giữ vững tài nguyên trong tay mình mà còn phải cố gắng giữ mạng để không bị “tai nạn” mà chết mục xương chỗ nào không ai hay.

Những ngày tháng nhịn thở đầy căng thẳng đó, mới đầu kỉ niệm với Tuấn chỉ như là thước phim an ủi vỗ về anh trước sự bất an với thời cuộc. Nhưng lâu dần, hình ảnh người con trai dù mồ hôi nhễ nhại, hay rét dúm vào một góc vẫn nở nụ cười tươi rói cùng ánh mắt trong trẻo trở thành tia sáng duy nhất trong cuộc sống bức bối này.

Anh cũng không ngờ, hóa ra trong đoạn phim đen trắng nhập nhòe của năm tháng đầu đời, Tuấn lại xuất hiện nhiều đến thế. Mỗi cử chỉ, hành động hay thói quen của cậu, đều được anh vô tình ghi nhớ.

Và cho đến ngày anh gặp lại cậu trong tiệm may nhỏ, đôi mắt ấy dù qua bao năm tháng vẫn nhìn anh như hồi anh vớt cậu từ dưới sông lên. Ánh mắt cậu trong trẻo, mát lạnh như sớm mùa xuân, nhìn chăm chú thằng Thắng của cậu.

Đó không phải ánh mắt ngưỡng mộ, thèm khát dành cho ông chủ Thắng và túi tiền của ông ta. Đó cũng không phải là ánh mắt tính toán, đề phòng dành cho đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đó là ánh mắt nhìn thẳng vào con người anh, vào con người từ ngày chẳng có đồng xu cắc bạc nào trong tay.

Ánh mắt của cậu đưa anh về với những ngày tháng vô tư, đơn thuần, cho anh nhìn thấy bản thân tốt đẹp của mình trước đây. Đó là liều thuốc an thần dỗ giành con người đã quá mệt mỏi với những năm tháng trắng đen lẫn lộn.

Người con trai đứng sững người xúc động trong cái nắng dịu của thu Hà Nội khiến anh chợt nảy ra suy nghĩ

“Anh đã tìm thấy chốn về cho mình rồi.”

Báo cáo nội dung vi phạm
@Bà Cửu (khua khua cái quạt trong tay, vểnh râu đắc ý): Mịa tình yêu là phải như thế các bạn ạ. Cứ nhanh như đồ ăn nhanh thì sao mà bền. Nó phải quằn quại, day dứt nhưng cũng phải mạnh bảo tóe ra lửa thì mới gọi là tình yêu.

Thêm nữa tình yêu của hai anh đều là bắt nguồn từ sự thèm khát về tinh thân đến cùng cực sau đó mới dẫn đến hành động thực tiễn. Vì dù sao thời đấy đâu có cởi mở để có cái gọi là “Yêu em từ cái nhìn đầu tiên” được.

Fan page: Cửu hoàn Cửu mỹ.
Ẩn quảng cáo

Nhận xét về [Tình Trai] Thanh Xuân Như Một Chén Trà

Số ký tự: 0