Chương 5: phi đao đọ phi đao

Đèn đuốc sáng chưng, người trong phòng không phải là không có, nhưng chẳng có một tiếng động nào vang lên. Ai cũng như đang trầm ngâm suy nghĩ một vấn đề nào đó, Tiếng nhặng vo ve chốc chốc lại có thể nghe rõ:

"Chắc chắn tên họ Vũ đã bắt con gái ta đi!"

Hồ Anh mắt rực lửa, gằn từng tiếng. Bỗng, cửa phòng xịch mở, Trịnh Bạch tiến vào, chầm chậm cất giọng:

"Không phải hắn đâu!"

Lão hỏi:

"Sao công tử biết vậy?"

Gã đáp:

"Vũ Khanh nổi tiếng với một đường tứ linh đao, nhưng vết thương trên người nạn nhân chứng tỏ là một quyền cực mạnh đánh vào ngực."

Hồ Anh cãi lại:

"Hắn đã là người tập võ, đánh kiểu nào chả chết người!"

Trịnh Bạch lắc đầu:

"Quả nếu đánh với người bình thường thì một đòn tùy tiện đánh ra là đủ, nhưng với cao thủ thì khác."

Hồ Anh nhíu mày:

"Là sao?"

Trịnh Bạch đáp:

"Trên tay của nạn nhân có vết chai đặc trưng mà chỉ người tập binh khí mới có. Trên lưng còn lưu dấu vết sẹo ngang dọc do đao kiếm gây ra."

Hồ Anh gật gù, gã nói tiếp:

"Người này có thể đã từng là một nhân vật có tiếng trên giang hồ. Nếu như tại hạ đoán không lầm thì lão là..."

"Khoái đao Hắc miêu!"

Đinh Sơn cắt lời. Trên môi của Trịnh Bạch thoáng điểm một nụ cười:

"Chính xác! Sao ngươi biết danh tiếng đó?"

Gã đáp:

"Tiểu nhân từng nghe qua danh tiếng. Nghe nói, một đường Hắc miêu đao của lão nhanh nhẹn lạ thường, không phải ai cũng bắt kịp được. Ai ngờ cao thủ như vậy lại chọn ẩn nấp ở chốn này."

Trịnh Bạch gật gù:

"Để tránh thù địch năm xưa cũng như có chỗ an hưởng tuổi già. Không gì tuyệt vời hơn là làm một gia nhân tầm thường dưới ngôi biệt phủ này!"

Rồi gã lấy từ trong túi ra một bức thư:

"Đây là thứ tìm được trong người xác chết."

Trịnh Bạch đặt bức thư lên bàn rồi nói tiếp:

"Đại ý bức thư muốn chúng ta đầu canh ba đêm mai đến con miếu hoang dưới chân núi để chuộc người."

Hồ Anh nhướng mày:

"Có điều kiện gì không?"

Trịnh Bạch đáp:

"Chúng bắt chúng ta mang đến một trăm lượng bạc."

Lão nhíu mày nhìn gã:

"Chỉ có từng đó thôi sao?"

Gã gật đầu. Lão thấy vậy thì đứng phắt dậy:

"Được, vậy xin công tử cứ về phòng nghỉ ngơi chờ đến mai!"

rồi lão vòng tay thi lễ, quay gót ra khỏi phòng. Trịnh Bạch chờ cho đến khi bóng lão khuất cuối hành lang mới thở dài:

"Có những việc làm con người ta mất đi lý trí."

Đinh Sơn hỏi:

"Tiểu nhân không hiểu?"

Trịnh Bạch đáp:

"Lão đáng ra phải nghĩ ra việc nếu là bắt cóc thì đã chẳng đòi một số tiền nhỏ như vậy!"

Gã kéo xe thốt:

"Một trăm lượng bạc cũng không phải một số tiền nhỏ!"

Trịnh Bạch cười cười:

"Ít nhất là nhỏ với lão."

***

Bóng đêm từ lâu đã luôn làm người ta kinh sợ. Bởi vì con người không biết đằng sau cái tối đen đậm đặc ấy, thứ gì có thể xuất hiện và có làm hại chúng ta không. Cũng may, màn đêm chắc chắn không mãi mãi, đến một lúc cũng sẽ phải nhường chỗ cho ánh ban mai của ngày mới.

Trịnh Bạch xỏ giày, bước tới cửa sổ hít một hơi thật sâu, gương mặt gã đầy thỏa mãn. Gì thì gì, thức dậy giữa núi rừng, cảm nhận không khí của núi rừng vẫn luôn là một trải nghiệm không tệ. Gã thong thả bước trên hành lang thẳng tiến tới phòng ăn. Mở cửa thì thấy Hồ Anh đã ở đó rồi. Người ta nói người càng già sẽ ngủ cũng ít, sẽ luôn dậy sớm hơn những người trẻ tuổi. Trịnh Bạch ngồi vào bàn. Hồ Anh là người mở lời trước:

"Công tử hôm qua ngủ có được không?"

Một câu hỏi đầy xã giao mà khi khách đến nhà ai cũng sẽ hỏi. Gã đáp:

"Tại hạ ngủ rất tốt."

Lão nói:

"Vậy thì ổn."

Cuộc trò chuyện chỉ đến đó. Lão tuyệt không đả động đến chuyện đêm qua như kiểu nó chỉ là một giấc mơ. Trịnh Bạch ăn chầm chậm từ tốn, dường như đối với gã, ăn là để thưởng thức từng hương vị của thức ăn, còn no thì chỉ là chuyện phụ. Sau bữa ăn, bát đĩa thì đã dọn đi hết. Trịnh Bạch đứng lên vòng tay thi lễ:

Ẩn quảng cáo


"Tại hạ có chút chuyện phải đi xem."

Hồ Anh hỏi lại:

"Công tử có chuyện gì mà gấp đến vậy?"

Gã đáp, giọng thản nhiên:

"Tại hạ đến xem con miếu nhỏ dưới chân núi."

Lão nhíu mày không đáp. Trịnh Bạch biết lão không hiểu nên nói tiếp:

"Giao dịch sẽ diễn ra vào canh ba đêm nay. Tại hạ bây giờ muốn đi xem qua."

Hồ Anh hỏi:

"Bây giờ hãy còn sớm, công tử chờ một chút rồi hẵng đi không được sao?"

Trịnh Bạch đáp:

"Muộn hơn e rằng không thể đi!"

Lão hỏi:

"Sao lại vậy?"

Gã đáp:

"Nếu kẻ địch có quân địch ẩn nấp canh chừng thì giờ này là lúc mất cảnh giác nhất của bọn chúng, vả lại nếu chúng nhốt con tin ở đó thì bây giờ chính là thời gian cứu người."

Lão gật gù rồi đứng dậy vòng tay thi lễ:

"Vậy chúc công tử thượng lộ bình an!"

Gã quay người đi ra khỏi phòng:

"Tại hạ cảm tạ!"

Gã bước ra khỏi cửa, gió se lạnh mùa đông thổi cắt da cắt thịt. Vườn hoa rung rinh trong gió nhìn vô cùng nên thơ, hữu tình. Trịnh Bạch chầm chậm bước ra khỏi cổng biệt phủ. Bất chợt, người gã như có một lực đẩy mạnh tác động. Gã bắn mình về phía trước với một tốc độ cực nhanh lao thẳng xuống núi. Ai nhìn thấy cảnh này chắc cũng phải ngạc nhiên há hốc miệng. Vì chẳng ai tin một công tử nhìn có vẻ lúc nào cũng ung dung như Trịnh Bạch bộ pháp lại đỉnh cao đến vậy. Gã chạy một lúc thì đã đến chân núi. Gã dừng lại cách con miếu bỏ hoang khoảng tầm hơn mười trượng, nhảy lên một cành cây xem xét. Khi đã chắc chắn không có ai canh chừng xung quanh gã mới hạ mình xuống rồi ung dung bước vào trong miếu. Con miếu này quả nhiên là đã bỏ hoang từ lâu không có người chăm nom. khắp nơi giăng đầy mạng nhện, mặt sàn bám bụi bẩn thỉu. Chính giữa miếu là bức tượng một nữ tướng đang cưỡi trên mình một con voi, Một tay cầm kiếm, một tay cầm cờ chỉ về phía trước, đôi mắt sắc bén kiên định. Dù bức tượng đã bị bụi phủ một lớp dày nhưng cũng chẳng làm được mất đi được vẻ uy nghi của vị nữ tướng. Dưới bức tượng khắc năm chữ "Bà Triệu- Triệu Thị Trinh".

Trịnh Bạch đi lòng vòng xung quanh để xem xét. Gã xem hết từ phía trong ra ngoài. Chớp mắt, trên mặt sàn đã toàn vết chân của gã. Nhưng dù có nhìn từ phía nào thì đây cũng chỉ là một ngôi miếu bỏ hoang không hơn không kém. Gã chắp hai tay sau lưng, môi mím lại, miệng bạnh ra, thở hắt một hơi rồi đi ra chánh điện. Trịnh Bạch quay người nhìn ngắm bức tượng một lúc. Bỗng, một tiếng nói phát ra sau lưng gã:

"Chỉ là tượng của một nữ anh hùng, việc gì phải nhìn ngắm lâu đến vậy?"

Gã quay lại thì thấy người nói là một chàng trai mặt hoa da phấn, cao ráo trắng trẻo. Khuôn mặt đúng chuẩn một mỹ nam. Kiểu cách ăn mặc nhìn sơ qua thì không có gì đặc biệt. Trịnh Bạch điềm đạm đáp:

"Dù sao cũng là người có công lao giải phóng dân tộc, nhìn lâu cũng một phần để thể hiện cảm xúc!"

Chàng trai thốt:

"Các hạ quả là người có lòng thương tiếc người tài."

Trịnh Bạch hỏi ngược:

"Các hạ đến đây có phải cũng vì thương tiếc người tài?"

Chàng trai mỉm cười:

"Tuyệt nhiên không phải!"

Trịnh Bạch nghiêng đầu:

"Vậy là vì gì?"

Chàng trai không đáp vội mà cất giọng ngâm thơ:

"Phi đao họ Trịnh

Uy tựa thanh long

Một khi đã xuất

Mạng địch ắt vong."

Rồi chàng ta lại cười cười:

"Trên giang hồ bài thơ này đã sớm nổi tiếng từ lâu."

Trịnh Bạch đáp lại:

"Cũng có đôi phần phóng đại. Phóng trăm lần cũng phải có một lần trượt!"

Chàng trai thốt:

"Các hạ quả là người khiên tốn!"

Chàng ta khẽ gật gù rồi nói tiếp:

"Từ thời ông nội các hạ là Trịnh Tuấn, đến thời cha các hạ là Trịnh Phong đã nổi danh với phi đao. Chỉ có điều luôn là sóng sau xô sóng trước, phi đao họ Trịnh chỉ có càng ngày càng mạnh mẽ, ảo diệu chứ chưa từng tụt hậu."

Trịnh Bạch làm thinh không đáp. Thấy vậy, chàng trai bỗng nở một nụ cười tươi:

"Tại hạ họ Trương tên Công Hiếu, hâm mộ các hạ đã lâu!"

Trịnh Bạch cười cười:

"Hân hạnh, hân hạnh!"

Công Hiếu cười cười. Bỗng, đôi mắt của chàng trở nên sắc bén như đao kiếm nhìn thẳng vào mắt Trịnh Bạch:

"Hôm nay tại hạ muốn cùng các hạ quyết đấu sinh tử để thỏa lòng mong ước."

Trịnh Bạch vẫn điềm đạm:

"Chỉ là quyết đấu xã giao cần gì phải sinh tử"

Công Hiếu lắc đầu:

"Nếu chỉ là thi đấu quyền pháp hay binh khí thì có thể điểm tới là dừng. Nhưng ám khí thì lại khác."

Ẩn quảng cáo


Trịnh Bạch nhíu mày không đáp. Thấy vậy, chàng lấy từ sau lưng ra một món ám khí. Một món ám khí mà họ Trịnh đã vì nó mà nổi danh. Vì nó mà trên giang hồ hễ nghe đến hai từ "Trịnh Bạch" thì bất kỳ ai dù không run sợ cũng phải nể phục vài phần. Là một thanh phi đao. Nói là phi đao nhưng món ám khí khác hẳn với phi đao của Trịnh Bạch. Nếu phi đao của công tử họ Trịnh chỉ là một con dao găm bình thường, với chất sắt bình thường, hình dạng cũng bình thường chứ không được trang trí gì nổi bật hết. Thì của Công Hiếu lại là một món vũ khí đắt tiền. Lưỡi dao sắc lẹm, phát ra ánh sáng xanh lạnh người, chuôi dao được trạm trổ hình rồng cực tinh xảo, cuối đuôi còn có một sợi dây tua rua màu đỏ tươi. Hiển nhiên, thứ ám khí này được tạo ra từ một thợ thủ công lành nghề.

Trịnh Bạch gật gù:

"Ra các hạ cũng dùng phi đao. Đúng là ám khí đã rời khỏi tay thì không thể thu về như binh khí hay quyền cước!"

Công Hiếu vẫn giữ nguyên ánh mắt sắc như dao đó:

"Tại hạ chỉ mong giang hồ biết một điều. Ngoài phi đao họ Trịnh, phi đao họ Trương cũng không phải dạng vừa."

Trịnh Bạch nhẹ nhàng đáp:

"Tại hạ hiểu! Vậy các hạ định quyết đấu khi nào thì hợp?"

Công Hiếu thốt;

"Đầu canh ba đêm nay."

Dứt lời, chàng quay người bước ra khỏi miếu, không để gã kịp hỏi thêm gì. Trịnh Bạch nhìn theo bóng lưng chàng. Mắt gã nheo nheo, tay gã vẫn để sau lưng mân mê chuôi thanh phi đao. Đáng ra gã hoàn toàn có thể xuất kỳ bắt ý phóng phi đao ra đoạt mạng đối phương. Đó là điều người bình thường không có kinh nghiệm sẽ làm. Nhưng Trịnh Bạch thì không vậy. Gã thừa hiểu, khi con người ta quay mặt lại với địch thủ thì cũng đã tự động bật tất cả giác quan lên tối đa để đề phòng bị ám hại sau lưng. Nên việc tấn công lúc này không những không giết được địch, trái lại có thể làm cho chính mình vong mạng. Chờ cho bóng của Công Hiếu khuất hẳn. Trịnh Bạch mới chầm chậm cất bước thong dong đi ra khỏi miếu.

***

Trịnh Bạch chầm chậm bước qua cổng căn biệt phủ. Vườn hoa đung đưa trong gió như chào đón gã về. Hồ Anh đã đứng trước cửa chờ gã từ bao giờ:

"Công tử có phát hiện ra điều gì đặc biệt không?"

Trịnh Bạch nghe lão hỏi vậy thì điềm đạm đáp:

"Tiếc là không thấy gì đặc biệt!"

Lão gật gù làm thinh. Gã thở dài nói:

"Coi bộ vẫn phải chờ đến đêm nay xem thật sự có gì uẩn khúc trong chuyện này không!"

Nói xong, Trịnh Bạch đi đến cạnh bàn trà, gã rót hai chén rồi nói:

"Mời tiên sinh!"

Hồ Anh đi đến nâng chén trà lên:

"Mời công tử!"

Rồi lão nhấp một ngụm trà. Trịnh Bạch nói:

"Mọi chuyện tại hạ coi như đều đã thông suốt. Chỉ có một điều tại vẫn không hiểu nổi."

Hồ Anh hỏi:

"Là chuyện gì?"

Trịnh Bạch đáp:

"Vũ Khanh dù sao cũng là một người qua lại trên giang hồ. Dù gã không bằng ai nhưng võ công chắc chắn cũng chẳng kém ai. Vậy mà có thể biến mất một cách bí ẩn khỏi biệt phủ như vậy. Có cảm tưởng như hắn thật sự đã hóa thành khí mà bay đi rồi. Chỉ trừ một khả năng..."

Hồ Anh hỏi:

"Khả năng gì?"

Gã đáp:

"Người giao đấu với hắn cũng là một cao thủ!"

Nói đến đây, gã bất chợt nhớ đến Công Hiếu. Lão nghe vậy thì hỏi:

"Vậy canh ba đêm nay..."

Trịnh Bạch cắt lời:

"Xin tiên sinh đừng lo! Nếu Tường Vi cô nương còn sống, tại hạ sẽ cứu cho bằng được. Và tại hạ cũng muốn đêm nay chỉ có tại hạ tại hạ và Đinh Sơn đi thôi!"

Lão không đáp, trầm ngâm suy nghĩ một lúc rồi gật gù:

"Được! Vậy công tử có cần lão phu chuẩn bị gì không?"

trịnh Bạch cười cười nhấp một ngụm trà:

"tiền thì hiển nhiên là cần. Cảm phiền tiên sinh chuẩn bị cho một cây trường côn bằng sắt đặc tốt."

lão nghe vậy thì suy nghĩ một lúc rồi buông thõng một câu:

"Được!"

***

Đầu canh ba. Cái khoảng thời gian mà họa chăng chỉ có người hâm mới ló mặt ra đường. Nếu không phải là kẻ vô gia cư thì trong cái tiết trời lạnh lẽo đến cắt da cắt thịt của đêm đông như đêm nay thì hầu như ai cũng sẽ chọn ở nhà quấn chăn ngủ khì cho sướng cái thân. Vậy mà Trịnh Bạch và Đinh Sơn thật sự đã hóa thân thành những kẻ hâm. Dù trời lạnh là vậy, bước đi của Đinh Sơn vẫn rất chắc chắn, vững vàng, ngực gã vẫn ưỡn về trước đầy tự hào. Còn Trịnh Bạch thì vẫn điềm đạm ung dung như đã từng. Chỉ có một điều đặc biệt ở họ, đó là đôi mắt phát sáng đầy tự tin nhìn thẳng vào ngôi miếu nhỏ. Ở đó, Công Hiếu đã chờ từ bao giờ. Thấy cảnh này, Trịnh Bạch cũng không lấy làm ngạc nhiên, gã hỏi:

"Tiền đã ở đây, vậy con tin đâu?"

Công Hiếu mân mê cây phi đao của mình, hắn chầm chậm đáp:

"Ở đâu các hạ biết làm gì? Đằng nào các hạ sau đêm nay cũng đâu còn sống!"

Vừa dứt câu. Từ trên trần nhà, năm bóng đen nhảy xuống tạo thành một vòng tròn bao Trịnh Bạch và Đinh Sơn vào giữa. Năm người này ai cũng ăn mặc đen từ đầu đến chân, lưng đeo kiếm nên Trịnh Bạch không nhận ra ai. Gã kéo xe siết chặt cây trường côn trong tay mà Hồ Anh chuẩn bị cho:

"Các ngươi định nuốt lời?"

Rồi gã cầm cái túi trên tay lên:

"Uổng công công tử và ta chuẩn bị tiền."

Bất chợt, Đinh Sơn hét lên:

"Đỡ lấy!"

Rồi theo đà tung cái túi lên cao. Đã bị ném lên hiển nhiên đồ trong túi phải chui ra. Nếu cũng là người ở trong miếu hôm đó thì chắc chắn sau khi gã tung cái túi lên trời sẽ chỉ thấy khắp chánh điện trở nên mù mịt. Vốn dĩ trong cái túi đó không hề có tiền, mà hoàn toàn là cát bụi. Cát bụi mù mịt bỗng dưng xuất hiện làm cho người ta phát hoảng trong giây lát vì mất tầm nhìn. Nhưng từng đó cũng coi như là đủ. Đinh Sơn vung cây trường côn lao vào đám người áo đen tả xung hữu đột như con hổ tung hoành giữa đàn cừu non.

Về phần Trịnh Bạch và Công Hiếu. Mặc cho khói bụi có mù mịt, mặc cho trận chiến đã nổ ra, hai người vẫn đứng bất động quan sát nhau. Thi đấu ám khí khác hoàn toàn với thi quyền cước hay binh khí. Ám khí đã phóng là phóng, không có khái niệm thu lại giữa chừng. Đòn phi đầu tiên nếu không đạt kết quả như ý thì sẽ ảnh hưởng tâm lý đến các đòn sau. Vậy nên, dù cho thi thố ám khí nhìn có vẻ không ác liệt như các trận đánh sáp lá cà nhưng thực chất sinh tử quan đấu chỉ được quyết định bằng một cái phẩy tay. Nếu tâm lý không vững, mặc định thua.

trận chiến này rốt cuộc sẽ ra sao? Ai sẽ là người phải vong mạng trước phi đao của đối phương. Cả Trịnh Bạch cũng chẳng thể đoán nổi.

Báo cáo nội dung vi phạm
Ẩn quảng cáo

Nhận xét về Thiên Hạ Đệ Nhất Ký

Số ký tự: 0