Chương 5

Hai ngày sau, tôi nhận giấy báo trúng tuyển nguyện vọng một, là trường đại học rất lớn ở thành phố bên cạnh.

Trước đêm tôi nhập học, Nghiên Văn đã đặc biệt nấu cho tôi một bát canh cá, món mà tôi thích nhất, còn không cẩn thận bị đứt tay.

Canh cá rất ngon, là mùi vị mà cả đời này tôi không thể quên được.

Ngày tôi rời khỏi cô nhi viện, Nghiên Văn tiễn tôi. Anh lớn lên ở cô nhi viện, phần lớn thời gian là vừa đi làm, vừa dạy học cho những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.

Anh nhìn tôi lớn lên, nhìn tôi thay da đổi thịt.

“Ngày nghỉ phải về thăm anh và mọi người nhé?”

Tôi gật đầu, lên tàu.

Chỉ có chính tôi biết, bên dưới vẻ bình thản và dứt khoát kia, trong lòng tôi có bao nhiêu không nỡ và tuyệt vọng. Nếu tôi dũng cảm hơn một chút, nếu tôi ích kỷ hơn một chút, có lẽ tôi đã không đau đớn như lúc này.

Đột nhiên, tôi rất nhớ cái ôm của Nghiên Văn.

Tôi e sợ cả đời này không còn cơ hội cảm nhận sự ấm áp đó nữa, vậy nên, chỉ trong chớp mắt, tôi lao xuống tàu, chạy nhanh về phía Nghiên Văn, ôm lấy anh.

“Hữu Thang?”

“Anh Nghiên Văn, cho em ôm một lát thôi, có được không?”

Quả nhiên Nghiên Văn bất động, im lặng để tôi ôm.

Thế giới như dừng lại, tôi có thể nghe được tiếng trái tim của Nghiên Văn, cảm nhận được hơi thở của anh, thậm chí ngửi thấy mùi cỏ cây phảng phất trên con đường đầy hoa dại ở cô nhi viện.

“Anh ơi, sau này, anh sẽ lấy vợ, sinh con, đúng không?”

Nghiên Văn không trả lời.

Tôi mỉm cười.

“Ngày anh kết hôn, em sẽ trở về, mang theo bao quà thật lớn. Vậy nên nhớ gọi cho em đấy nhé. Em rất sợ… rất sợ… anh sẽ quên em.”

“Tôi sẽ không quên em, Hữu Thang.”

Đúng lúc này, một đám trẻ đùa giỡn chạy ngang qua. Một trong số chúng bị bạn vô tình đẩy ngã, chúi hẳn người về phía tôi và Nghiên Văn. Món đồ chơi trong tay là một cây súng giả, trên súng có gắn rất nhiều đinh bằng kim loại, có vẻ là thứ để trang trí cho món đồ thêm bắt mắt, nhưng chúng khá sắc nhọn.

Vì vậy, khi những cây đinh ấy đâm vào da sẽ ngay lập tức chảy máu. Và tôi không kịp suy nghĩ gì, xoay người, che chắn cho Nghiên Văn, tránh cho anh bị va chạm với cây súng kia.

Tôi sẽ bị đâm chảy máu, tiềm thức của tôi biết rõ điều đó.

“Hữu Thang!”

Tôi không kịp cản Nghiên Văn.

Động tác của anh quá nhanh, tôi thật sự không kịp cản.

“Em có sao không?”

Tối qua, vì bát canh cá của tôi, tay Nghiên Văn không cẩn thận bị thương. Và ngón tay bất hạnh ấy cứ thế tiếp xúc với máu của tôi, máu của một bệnh nhân HIV.

Thế giới tĩnh lặng.

Chính xác là thế giới của tôi đột nhiên tĩnh lặng. Vì đám trẻ thấy có máu chảy nên bắt đầu nhao nhao lên, náo loạn của một đoạn đường.

Ẩn quảng cáo


Nếu sau này có người hỏi tôi thế nào là sự hoảng hốt cực điểm, tôi nhất định sẽ nói về cảm xúc hiện tại của mình.

Nghiên Văn kịp phản ứng lại, sững người nhìn ngón tay của chính mình.

Rất lâu, rất lâu sau, anh ngẩng đầu, mỉm cười với tôi, dẫu rằng nụ cười ấy miễn cưỡng vô cùng.

“Không phải lỗi của em đâu, Hữu Thang.”

HIV lây qua đường máu.

Trong mười năm qua, chúng tôi dường như đã quên mất chuyện này. Có thể là do tôi may mắn sống bình an đến tận bây giờ, hoặc ở trong lòng anh, căn bệnh HIV của tôi không phải chuyện có thể khiến anh dè dặt hay cố ý giữ khoảng cách.

Khuôn mặt tôi trắng bệch, toàn thân run lên.

Tận đến khi đến bệnh viện, tôi vẫn cứng đờ nhìn ngón tay của Nghiên văn, không nói được một lời nào.

“Đừng lo lắng. Biết đâu kết quả tiêu cực nhất không xảy ra thì sao?”

Có thể ư?

Tôi không tin lắm.

Vậy nên, khi bác sĩ cười nói với tôi rằng Nghiên Văn là một chàng trai may mắn, vì đến bệnh viện xử lý kịp thời nên không bị nhiễm bệnh, tôi cảm giác như thế giới vốn vừa sập tối của mình sáng bừng trở lại.

“Cảm ơn bác sĩ.”

Chúng tôi xuất viện, trở về cô nhi viện.

Nghiên Văn đặt cho tôi một tấm vé khác vào ngày mai, rồi ngồi xuống bên cạnh tôi, cười cười:

“Dọa em sợ rồi.”

Tôi chỉ im lặng không đáp.

Cả hai đi lên sân thượng, cùng yên lặng nằm ngắm sao.

Chúng tôi nói rất nhiều chuyện thú vị, từ chuyện lúc nhỏ đến chuyện của hiện tại, nói mãi không hết. Đến tận khi Nghiên Văn mơ hồ ngủ thiếp đi, không gian mới tĩnh lặng trở lại.

Dưới ánh trăng, khuôn mặt anh tuấn của Nghiên Văn trở nên đặc biệt dịu dàng. Ma xui quỷ khiến, tôi nghiêng đầu…

Khi hơi thở quấn quýt vào nhau, hai đôi môi gần sát, tôi dừng lại.

Lâu sau, tôi lùi người, nằm về vị trí cũ, khẽ thở dài.

Khi đó tôi còn không biết đêm nay sẽ trở thành chuyện mà tôi tiếc nuối nhất cuộc đời này.

Sáng sớm hôm sau, tôi lên tàu, lần này không còn chần chừ do dự nữa. Tôi cũng không quay đầu lại, cứ thế rời bỏ quá khứ, rời bỏ anh Nghiên Văn mà tôi yêu quý, đến một thành phố khác, sống cuộc đời của tôi.

Một năm đầu tiên, tôi học cách đè nén nỗi nhớ nhung trong tim.

Năm thứ hai, tôi học cách cất giấu tất cả kỉ niệm trong kí ức. Khoảng chừng cuối năm, vào một đêm đầy tuyết, tôi nhận được điện thoại từ một số máy lạ, nhưng bắt máy thì chỉ nghe thấy tiếng hô hấp ở đầu dây bên kia, hỏi mãi mà đối phương không chịu lên tiếng.

Năm thứ ba, tôi đã bắt đầu quen với sự cô độc ở thành phố xa lạ.

Năm thứ tư, tôi thử quen với một cô bạn gái, sau đó cả hai chia tay trong hòa bình. Trước khi kết thúc mối tình chóng vánh ấy, cô gái trẻ dịu dàng nhìn tôi, cười hỏi:

“Hữu Thang, trong tim anh có một người, đúng không?”

Tôi im lặng không đáp.

Ẩn quảng cáo


Ngày tôi ra trường, viện trưởng đến dự lễ tốt nghiệp của tôi. Tôi đã thấp thỏm suốt đêm, cứ tưởng rằng Nghiên Văn cũng sẽ đến cùng bà ấy.

Nhưng không.

Anh ấy không đến.

Tôi phải gom góp hết sự can đảm mới dám cất lời:

“Viện trưởng, anh Nghiên Văn dạo này có khỏe không ạ?”

Nụ cười bên môi viện trưởng nhạt dần, sau cùng trở nên vô cùng nặng nề.

Tôi bất an.

Mấy ngày sau, khi đứng trước di ảnh của Nghiên Văn, nhìn nụ cười quen thuộc mà tôi đã nhớ nhung nhiều năm, nỗi bất an đó mới kết thúc.

Thay vào đó là sự đau đớn.

“Nó khuyên chúng ta nên giấu con, nhưng ta cảm thấy, con có quyền được biết. Bởi vì, hiện tại, con sống, chính là sống thay cả cuộc đời của Nghiên Văn.”

“Ngày đó, kết quả xét nghiệm là giả, lời bác sĩ nói với con cũng là giả. Nghiên Văn, nó, thật sự, bị nhiễm HIV.”

“Sau khi con đi học hai năm, Nghiên Văn mất, vì một cơn sốt. Nó rời khỏi thế giới rất yên bình, không để lại bất cứ di ngôn gì. Nhưng, ta biết, nguyện vọng lớn nhất của nó chính là con có một tương lai thật tốt, sống thật vui vẻ. Con… có hiểu ý của ta không?”

Tôi hiểu chứ.

Từ nhỏ, tôi đã hiểu rất nhiều chuyện mà những đứa trẻ cùng tuổi không hiểu được rồi.

Vậy nên, tôi mỉm cười, nhìn người trên di ảnh.

“Thầy ơi.”

Tôi chưa từng gọi anh là “thầy”. Một phần vì anh không thích cách gọi ấy, một phần vì tôi không muốn danh phận đó.

Nhưng, lúc này đây, tôi lại dịu dàng gọi cái danh xưng mà mình luôn trốn tránh.

“Sữa hết hạn rồi.”

Những hộp sữa kia đã hết hạn từ lâu, tôi vẫn luôn nghe lời Nghiên Văn, không uống.

Anh từng nói bé ngoan nghe lời sẽ được thưởng. Tôi ngoan ngoãn như vậy, vốn muốn tích góp lại, lần này trở về sẽ dũng cảm xin anh một phần thưởng thật lớn, ví dụ như cả đời của anh.

Tiếc rằng, anh chẳng những không muốn cho tôi cơ hội nhận phần thưởng ấy, mà còn nhẫn tâm lừa gạt, vứt bỏ tôi.

“Nghiên Văn, anh, độc ác quá.”

Cả đời Nghiên Văn dường như chỉ độc ác duy nhất một lần này, và không may là dành cho tôi.

Tôi đau đớn đến mức không đứng thẳng nổi, khom lưng, chống tay lên tường, câu chữ rời miệng như mang theo lưỡi dao sắc bén.

Nhưng, người cần nghe đã vĩnh viễn không thể nghe thấy được nữa rồi.

Quá trễ rồi.

Sự chờ đợi được đáp lại chính là may mắn, không được đáp lại thì chính là tiếc nuối.

Báo cáo nội dung vi phạm
Ẩn quảng cáo

Nhận xét về Sữa Hết Hạn

Số ký tự: 0