Chương 5: Học cách ví von (tản văn)

Trong khi tôi chở An trên chiếc Brixton cũ, cả hai đã nói nhiều chuyện hơn mọi khi. Cảm giác phấn khích khi cùng nhau đi đâu đó tạo ra vô vàn chủ đề.

Tôi chọn cung đường băng qua Nhơn Trạch, nơi có một kho đạn quân sự và hàng cao su trải bên đường. An hỏi về yếu tố kỹ thuật khi xây dựng kho đạn, tôi trả lời vì kho đạn dễ phát nổ nên chúng thường được đặt thành từng ô cách nhau vài chục mét như những công xưởng thời đầu.

Ẩn quảng cáo


Cây cao su là một loại cây độc hại, nó mang lại giá trị kinh tế nhưng phá hoại môi trường, chẳng có một loài nào sống giữa đám cây ấy cả. Trên Tây Nguyên nhiều rừng cao su lắm, nhìn thì xanh mướt như một khu rừng thật, song nó sẽ nuốt chửng những sinh vật sống có hình thù hoàn chỉnh cao cấp như con người hoặc thú có vú. Nhìn vào hồ như một nơi để sống, mặt khác khi sống tại đó rồi mới biết là địa ngục. An gật gật, giống như Sài Gòn vậy, anh nói.

Tôi đồng ý với quan điểm ấy. Sài Gòn nếu so sánh với một cõi thiên đường thì cũng đúng nhưng đem so với một địa ngục trần gian lại càng chính xác hơn. Nhưng thành thị nào mà chẳng như vậy, nơi con người tụ tập để mưu sinh, giá trị thặng dư tích lũy to lớn nhờ nhu cầu thương mại ngày một tăng dần. Chính vì giá trị tăng dần mà con người ta cũng lao đầu vào quay cuồng chóng mặt. Đồng tiền hầu như chi phối tẩt cả mọi thứ. Nhiều lúc, con người không biết mình là ai, chỉ chịu khổ sở vì việc sản sinh ra thứ vật chất hữu hình vô tri. Cuối cùng, họ đánh giá bản thân và người khác bằng số lượng vật chất tạo thành thay vì bản chất cố hữu.

Lại nói về rừng cây cao su, nó cũng được đánh giá bằng giá trị vật chất tạo thành chứ không phải do đặc tính sinh hữu của nó. Rốt cuộc, nó bóp chết tất cả những sự sống thực sự xung quanh. Ví von nó so với địa ngục, dùng phương pháp bắc cầu để mô tả bản chất của Sài Gòn, hay bất cứ đô thị lớn nào cũng là một thủ pháp đúng đắn.
Báo cáo nội dung vi phạm
Ẩn quảng cáo

Nhận xét về Ngày Chủ Nhật của những kẻ cố chấp (Tản văn)

Số ký tự: 0