Chương 4: Người cũ, người mới gặp nhau
Hôm sau, Đông Nghi đem theo Đỗ Quyên tới Phật đường lễ bái. Nàng vốn mang dáng vẻ ôn nhu nhã nhặn, ăn vận thường giản lược. Hôm nay so với bình thường giảm đi một chút, gần như quay về hồi còn là tiểu thư, chọn một bộ y phục xanh thanh thiên phối trắng, tóc vấn cài trâm phỉ thúy cùng trang sức tạo hình mấy đóa hoa bạch ngọc nho nhỏ.
- Ta vừa giật mình cứ ngỡ gặp Nguyên Định hoàng hậu ở đây chứ. Đột nhiên nhớ ra hoàng hậu là quốc mẫu, xuất hiện đơn bạc như vậy đúng là dọa người ta nghĩ quốc khố cạn kiệt hoặc là thiên hạ đại nạn.
Đỗ Quyên hành lễ, hạ giọng nhắc nhở người tiến tới là Khâm Hiến Thái hậu. Đông Nghi thành thục quy củ:
- Tần thiếp Đức tần Trịnh thị ra mắt Thái hậu. Thái hậu thiên tuế!
Giải thích một chút tại sao có tận hai vị thái hậu. Cảnh Định đế đúng là trưởng hoàng tử song là do Kính phi sinh ra. Hoàng tử do chính cung hoàng hậu sinh ngoài việc năm đó vẫn tuổi nhỏ vô tri ra, Cảnh Định đế nếu không đăng cơ, trước sau nhất định xảy ra không chịu ngồi yên, thiên hạ tắc loạn. Mẫu hậu thái hậu là người vì đại cục, tự nhiên sẽ nhịn xuống cảnh ấu đế bị hoàng huynh như hổ rình mồi đe dọa, cũng cảm thấy giang sơn Trường Xuân có Cảnh Định đế cũng coi như một loại phúc. Chuyện Mẫu hậu thái hậu chủ động lập hiền không lập đích đã được thiên hạ tung hô, lưu danh sử sách. Hoàng đế sau khi đăng cơ đã tôn bà làm Khâm Hiến Thái hậu.
Loại chuyện sinh mẫu, đích mẫu này vốn luôn đau đầu, rơi vào tình cảnh nhà đế vương càng đau đầu. Hoàng đế phải tôn mẹ ruột là Thái phi hay là Thái hậu? Thái hậu ở đó, còn mang ngai vàng của con trai mình đem tặng mẹ con bọn họ, giờ còn muốn cào bằng lấn lướt bà? Một chuyện nữa cũng khiến Hoàng đế phải tuyệt đối mang ơn, tuyệt đối tôn kính Khâm Hiến Thái hậu là bà hết mực bao dung, chủ động để cho Tưởng thị hai chữ Thái hậu, mở miệng một câu giúp Hoàng đế giải quyết nan đề.
Đối với Khâm Hiến Thái hậu chẳng qua chỉ giống như trước đây, ban cho ngươi một chức vị nhưng đối với Tưởng thị, được tôn làm Kính Từ Thái hậu giống như đạt được tâm niệm cả đời, một bước thăng thiên. Cả đời lăn lộn hậu cung, sinh được trưởng tử an toàn, lại bảo toàn được cho hắn trở thành Hoàng đế chẳng phải là một thành tích đáng tự hào hay sao?
Theo lời tiên hoàng hậu từng kể, vị Khâm Hiến thái hậu này luôn lấy đại cục làm trọng, bình thường không nhiều lời, không muốn nhúng tay nhiều như Kính Từ Thái hậu nhưng khi có chuyện cần nhất định sẽ ra mặt. Khâm Từ Thái hậu ứng với một chữ “uy”.
Hai người bái lễ xong, Thái hậu cho vời nàng tới cung Diên Thọ hầu chuyện. Cung Diên Thọ rất gần Phật đường, đi lại rất thuận tiện cho Khâm Hiến Thái hậu. Nhưng nàng nghe nói người chăm chỉ bái lễ phải nhắc tới là Kính Từ Thái hậu. Lấy lí do cung Trường Sinh ở xa nên Kính Từ Thái hậu đã dựng một Phật đường nhỏ trong cung của mình. Ai mà không ngầm hiểu hai vị này luôn muốn giữ thế nước sông không phạm nước giếng.
Thái hậu ngồi phía trên, hơi cười nhìn nàng:
- Theo ta nhớ, Trịnh Kiên là quan ngự sử song không đến mức keo kiệt, khổ hạnh.
Phi tần đều phải phục sức rực rỡ sao? Nàng nhìn Khâm Hiến Thái hậu cũng không phải người cầu kì, chỉ là giống như bà ấy nói, luôn phải đặt thể diện Hoàng gia lên trước, không thể quá đơn bạc. Nhưng nàng đâu phải Hoàng hậu, chỉ là một phi tần nho nhỏ bị thất sủng, cả ngày cả tháng không gặp ai thì phí công chuẩn bị nặng nề làm gì? Chưa kể nàng không quen mỗi ngày phải phục sức nặng nề.
- Đều do tần thiếp nông cạn, tùy hứng, mong Thái hậu trách phạt.
Nói nhiều, nói ít đều phải chịu tội. Mấy chuyện vặt vãnh này cứ nhận tội trước đi.
- Ngươi cảm thấy ta bắt bẻ ngươi đúng không?
- Tần thiếp không dám. Lời Thái hậu dạy dỗ đều đúng, tần thiếp xin ghi tạc.
- Đứng lên đi. – Thái hậu nói. – Hoàng đế gần đây thích phong vị dịu dàng, nhu mì này nên ta gặp không ít kẻ học đòi, khó tránh nhìn thêm có phần phiền chán.
Hóa ra không chịu ra ngoài lại nguy hiểm như vậy. Nàng không biết chuyện này, vô tình trong mắt Thái hậu trở thành kẻ tranh sủng dùng mấy trò tầm thường đến nực cười. Chuyện này muốn thanh minh cũng không thể xông tới lao nhao được. Chẳng khác nào thấy tật giật mình. Đông Nghi nhỏ giọng đáp:
- Tần thiếp ít ra khỏi cửa, không biết chuyện này khiến Thái hậu chán ghét, xin Thái hậu trách tội.
Khâm Hiến Thái hậu nhấp chút trà, nói:
- Ngươi luôn miệng xin trách phạt, đúng là đáng phạt. Nhưng tội thì có lẽ chưa nhận ra.
Nàng ngạc nhiên nhìn Thái hậu. Đúng như người nhà nói, trong cung vừa mở miệng mấy câu đã không biết tội lỗi từ đâu giáng xuống đầu rồi. Đỗ Quyên đáng chết, lừa ta tới đây để chịu phạt sao?
- Tần thiếp ngu muội chưa biết mình phạm tội gì, mong Thái hậu dạy dỗ. – Nàng quỳ thụp xuống, vội nói.
Côm cốp hai lần quỳ liên tiếp, cái đầu gối của nàng sắp nứt ra rồi.
Thái hậu nhìn vẻ ngây ngô vẫn đọng trên khuôn mặt thiếu nữ. Người mới vào cung, sơ tâm chưa đổi, nhìn vào cảm thấy trong lòng có phần chua xót. Trịnh Đông Nghi có vài nét giống đi nữa cũng không phải Trịnh Đan Thanh. Bà hiện tại dùng giọng răn dạy chính cung với nàng cũng chẳng có ích gì. Thái hậu ra hiệu cho cung nô tùy thân đỡ Đông Nghi dậy nói chuyện.
- Ta vừa giật mình cứ ngỡ gặp Nguyên Định hoàng hậu ở đây chứ. Đột nhiên nhớ ra hoàng hậu là quốc mẫu, xuất hiện đơn bạc như vậy đúng là dọa người ta nghĩ quốc khố cạn kiệt hoặc là thiên hạ đại nạn.
Đỗ Quyên hành lễ, hạ giọng nhắc nhở người tiến tới là Khâm Hiến Thái hậu. Đông Nghi thành thục quy củ:
- Tần thiếp Đức tần Trịnh thị ra mắt Thái hậu. Thái hậu thiên tuế!
Giải thích một chút tại sao có tận hai vị thái hậu. Cảnh Định đế đúng là trưởng hoàng tử song là do Kính phi sinh ra. Hoàng tử do chính cung hoàng hậu sinh ngoài việc năm đó vẫn tuổi nhỏ vô tri ra, Cảnh Định đế nếu không đăng cơ, trước sau nhất định xảy ra không chịu ngồi yên, thiên hạ tắc loạn. Mẫu hậu thái hậu là người vì đại cục, tự nhiên sẽ nhịn xuống cảnh ấu đế bị hoàng huynh như hổ rình mồi đe dọa, cũng cảm thấy giang sơn Trường Xuân có Cảnh Định đế cũng coi như một loại phúc. Chuyện Mẫu hậu thái hậu chủ động lập hiền không lập đích đã được thiên hạ tung hô, lưu danh sử sách. Hoàng đế sau khi đăng cơ đã tôn bà làm Khâm Hiến Thái hậu.
Loại chuyện sinh mẫu, đích mẫu này vốn luôn đau đầu, rơi vào tình cảnh nhà đế vương càng đau đầu. Hoàng đế phải tôn mẹ ruột là Thái phi hay là Thái hậu? Thái hậu ở đó, còn mang ngai vàng của con trai mình đem tặng mẹ con bọn họ, giờ còn muốn cào bằng lấn lướt bà? Một chuyện nữa cũng khiến Hoàng đế phải tuyệt đối mang ơn, tuyệt đối tôn kính Khâm Hiến Thái hậu là bà hết mực bao dung, chủ động để cho Tưởng thị hai chữ Thái hậu, mở miệng một câu giúp Hoàng đế giải quyết nan đề.
Đối với Khâm Hiến Thái hậu chẳng qua chỉ giống như trước đây, ban cho ngươi một chức vị nhưng đối với Tưởng thị, được tôn làm Kính Từ Thái hậu giống như đạt được tâm niệm cả đời, một bước thăng thiên. Cả đời lăn lộn hậu cung, sinh được trưởng tử an toàn, lại bảo toàn được cho hắn trở thành Hoàng đế chẳng phải là một thành tích đáng tự hào hay sao?
Theo lời tiên hoàng hậu từng kể, vị Khâm Hiến thái hậu này luôn lấy đại cục làm trọng, bình thường không nhiều lời, không muốn nhúng tay nhiều như Kính Từ Thái hậu nhưng khi có chuyện cần nhất định sẽ ra mặt. Khâm Từ Thái hậu ứng với một chữ “uy”.
Hai người bái lễ xong, Thái hậu cho vời nàng tới cung Diên Thọ hầu chuyện. Cung Diên Thọ rất gần Phật đường, đi lại rất thuận tiện cho Khâm Hiến Thái hậu. Nhưng nàng nghe nói người chăm chỉ bái lễ phải nhắc tới là Kính Từ Thái hậu. Lấy lí do cung Trường Sinh ở xa nên Kính Từ Thái hậu đã dựng một Phật đường nhỏ trong cung của mình. Ai mà không ngầm hiểu hai vị này luôn muốn giữ thế nước sông không phạm nước giếng.
Thái hậu ngồi phía trên, hơi cười nhìn nàng:
- Theo ta nhớ, Trịnh Kiên là quan ngự sử song không đến mức keo kiệt, khổ hạnh.
Phi tần đều phải phục sức rực rỡ sao? Nàng nhìn Khâm Hiến Thái hậu cũng không phải người cầu kì, chỉ là giống như bà ấy nói, luôn phải đặt thể diện Hoàng gia lên trước, không thể quá đơn bạc. Nhưng nàng đâu phải Hoàng hậu, chỉ là một phi tần nho nhỏ bị thất sủng, cả ngày cả tháng không gặp ai thì phí công chuẩn bị nặng nề làm gì? Chưa kể nàng không quen mỗi ngày phải phục sức nặng nề.
- Đều do tần thiếp nông cạn, tùy hứng, mong Thái hậu trách phạt.
Nói nhiều, nói ít đều phải chịu tội. Mấy chuyện vặt vãnh này cứ nhận tội trước đi.
- Ngươi cảm thấy ta bắt bẻ ngươi đúng không?
- Tần thiếp không dám. Lời Thái hậu dạy dỗ đều đúng, tần thiếp xin ghi tạc.
- Đứng lên đi. – Thái hậu nói. – Hoàng đế gần đây thích phong vị dịu dàng, nhu mì này nên ta gặp không ít kẻ học đòi, khó tránh nhìn thêm có phần phiền chán.
Hóa ra không chịu ra ngoài lại nguy hiểm như vậy. Nàng không biết chuyện này, vô tình trong mắt Thái hậu trở thành kẻ tranh sủng dùng mấy trò tầm thường đến nực cười. Chuyện này muốn thanh minh cũng không thể xông tới lao nhao được. Chẳng khác nào thấy tật giật mình. Đông Nghi nhỏ giọng đáp:
- Tần thiếp ít ra khỏi cửa, không biết chuyện này khiến Thái hậu chán ghét, xin Thái hậu trách tội.
Khâm Hiến Thái hậu nhấp chút trà, nói:
- Ngươi luôn miệng xin trách phạt, đúng là đáng phạt. Nhưng tội thì có lẽ chưa nhận ra.
Nàng ngạc nhiên nhìn Thái hậu. Đúng như người nhà nói, trong cung vừa mở miệng mấy câu đã không biết tội lỗi từ đâu giáng xuống đầu rồi. Đỗ Quyên đáng chết, lừa ta tới đây để chịu phạt sao?
- Tần thiếp ngu muội chưa biết mình phạm tội gì, mong Thái hậu dạy dỗ. – Nàng quỳ thụp xuống, vội nói.
Côm cốp hai lần quỳ liên tiếp, cái đầu gối của nàng sắp nứt ra rồi.
Thái hậu nhìn vẻ ngây ngô vẫn đọng trên khuôn mặt thiếu nữ. Người mới vào cung, sơ tâm chưa đổi, nhìn vào cảm thấy trong lòng có phần chua xót. Trịnh Đông Nghi có vài nét giống đi nữa cũng không phải Trịnh Đan Thanh. Bà hiện tại dùng giọng răn dạy chính cung với nàng cũng chẳng có ích gì. Thái hậu ra hiệu cho cung nô tùy thân đỡ Đông Nghi dậy nói chuyện.
Nhận xét về Kế Thừa Phượng Ấn